Thực trạng nguồn nước và giải pháp

1. Thực trạng nguồn nước
Phần lớn nước sinh hoạt cho các thành phố, thị xã đều lấy từ sông, suối. Với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá như hiện nay, mối đe doạ đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng gia tăng.  Nồng độ BOD5 trên các sông hồ lấy nước vào các nhà máy nước thường ở ngưỡng 3,0 – 6,5mg/l. Dự báo trong khoảng năm năm nữa, con số này có khả năng lên tới 11,5 – 13,8mg/l, vượt tiêu chuẩn quy định nguồn nước loại A tới 2,9 – 3,4 lần. Tương tự, hàm lượng vi sinh, các chất dinh dưỡng từ các nguồn thải sinh hoạt cũng sẽ tăng 2 – 3 lần so với hiện nay.

*Có thể bạn quan tâm:


Theo Bộ Y Tế, có gần một nửa trong số 26 căn bệnh truyền nhiễm đều có nguyên nhân liên quan tới nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, đặc biệt là các dịch bệnh đường ruột. Trong đó có tới 80% các bệnh có liên quan đến nguồn nước và 25.000 trường hợp tử vong mỗi năm.
Một khảo sát của UNICEF ban đầu cho biết khoảng 10 triệu người ở Việt Nam có nguy cơ bị bệnh do sử dụng nguồn nước nhiễm asen và ô nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Nhiễm độc asen sẽ gây ra một số bệnh cho cơ thể, trong đó có thể dẫn đến mắc bệnh ung thư. Theo kết quả nghiên cứu, bệnh nhiễm độc asen cho tới nay chưa có phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đề bắt nguồn từ nguồn nước không an toàn. Nhưng tại Việt Nam vẫn còn hơn 2,73 triệu hộ dân (chiếm 14,8%), trong đó nhiều người đang phải sử dụng nước không hợp vệ sinh cho nhu cầu sinh hoạt, dẫn tới tỷ lệ mắc các bệnh lây lan do nước rất cao. Hầu hết ở các khu dân cư, người dân phải tự lo nguồn nước sinh hoạt cho mình, họ sử dụng đủ loại nguồn nước từ nước mặt đến nước ngầm. Một vấn đề đáng quan tâm là hiện nay các nguồn nước này bị ô nhiễm ở mức độ cao, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và sông Cửu Long
Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp kéo theo lượng khí thải thoát ra từ các nhà máy tăng lên nhanh chóng. Khi mưa xuống, những chất thải độc hại theo nước mưa rơi xuống bể chứa nước của người dân. Người dân sử dụng trực tiếp nguồn nước này rất dễ mắc bệnh. 
Còn đối với các nguồn nước ngầm, lượng nước ngầm giờ đây ngày càng bị ô nhiễm do lượng chất thải và nước thải trong sinh hoạt, đặc biệt nguồn nước thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp ngày càng tăng. Ở những khu dân cư, nằm cạnh những làng nghề truyền thống như làm nhang, dệt nhuộm, thu gom chất phế thải, đúc đồng, thuộc da…nguồn nước ngầm lại càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Đối với khu dân cư vùng ven biển, nguồn nước ngọt khan hiếm, nước mặt và nước ngầm không đảm bảo cho sức khỏe

Ở vùng núi thấp (độ cao 300 – 600m so với mặt biển), nguồn nước tự nhiên bị ảnh hưởng do nạn phá rừng. Vào mùa khô, hồ chứa cạn nước, giếng đào cũng cạn. Đây là vùng khó khăn nhất về nguồn nước sinh hoạt. Vùng núi cao (độ cao từ 600m trở lên), chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống. Các khu dân cư ở đây vẫn còn phong tục, tập quán lạc hậu. lọc nước công nghiệp Nguồn nước sinh hoạt của họ chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm mạch lộ thiên chảy từ các khe núi. 
Vấn đề đáng lo ngại ở đây là hầu như nước lấy từ sông, rạch chỉ được xử lý qua loa trước khi dùng. Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
2.Giải pháp với công nghệ RO
Năm 1950 tại Mỹ, nhà khoa học ORIRAJIN người Mỹ đã phát minh ra hệ thống lọc RO (REVERSE OSMOSIS)  phục vụ cho y học và tái chế nước thải thành nước uống trực tiếp  phù hợp với mọi gia đình.
Hệ thống lọc R/O là hệ thống xử lý nước theo nguyên tắc thẩm thấu ngược, có khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất có hại cho cơ thể như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tẩy, chất phóng xạ, vi trùng và các độc tố khác…Nước qua hệ thống RO trở nên tinh khiết, uống ngay trực tiếp mà không cần đun, nước qua công nghệ RO đạt tiêu chuẩn 1329/2009 của bộ y tế (đây là tiêu chuẩn nước uống trực tiếp)
Hiệu suất loại bỏ tạp chất của màng RO:
Với cấu tạo đặc biệt, màng RO (thẩm thấu ngược) loại bỏ hiệu quả hầu như tất cả những gì không phải là nước, chính vì thế nên nó còn được gọi là: Thận ngoài cơ thể với khả năng loại bỏ các tạp chất sau:

Nhôm 97-98% Nickel 97-99%
Ammonia 85-95% Nitrate 93-96%
Arsenic 94-96% Phosphate 99+%
Vi khuẩn 99+% Polyphosphate 98-99%
Bicarbonate 95-96% Potassium 92%
Bromide 93-96% Pyrogen 99+%
Cadmium 96-98% Radioactivity 95-98%
Canxi 96-98% Radium 97%
Chloride 94-95% Selenium 97%
Chromate 90-98% Silica 85-90%
Chromium 96-98% Silicate 95-97%
Đồng 97-99% Bạc 95-97%
Cyanide 90-95% Natri 92-98%
Ferrocyanide 98-99% Sulphate 99+%
Sắt 98-99% Thiếc 98-99%
Chì 96-98% *Virus 99+%
Magiê 96-98% *Insecticides 97%
Mangan 96-98% *Detergents 97%
Thuỷ ngân 96-98% *Herbicides 97%
% TDS 95-99%    
 

Nguồn nước ngọt cũng có thể được lọc nước công nghiệp  khai thác từ nước biển bằng việc xử lý muối có trong nước biển bằng máy lọc nước RO công nghiệp, khi muối trong nước biển được tách ra thì nước biển cũng có thể sử dụng như nước máy và nước tinh khiết, nhiều nơi trên thế giới có trữ lượng nước ngọt thấp cũng đã xử lý nước biển để làm nước sinh hoạt điển hình như các nước Ả rập, Singapo, Nhật Bản....